khi nao di chuc khong phai cong chung

Pháp luật không có quy định nào bắt buộc phải công chứng, chứng thực di chúc. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp di chúc lập bằng văn bản hay di chúc miệng phải được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy, di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng khi nào và không cần phải công chứng, chứng thực trong trường nào?

Cụ thể, những trường hợp sau đây thì di chúc được lập không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực.

1. Di chúc bằng văn bản hợp pháp 

Di chúc hợp pháp khi người lập có đầy đủ điều kiện pháp nhân, nội dung và hình thức của di chúc tuân thủ quy định của pháp luật thì không cần phải công chứng chứng thực.

Điều 630 Bộ luật dân sự quy định các điều kiện của di chúc hợp pháp như sau:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, khi người lập di chúc đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên đây thì di chúc được xem là hợp pháp và không cần phải công chứng, chứng thực.

2. Di chúc của những người là quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng cơ quan từ cấp đại đội trở lên

3. Di chúc của người đang thực hiện việc điều trị tại bệnh viện, có sở chữa bệnh. . . có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

4. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

5. Di chúc của người làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở những vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

6. Di chúc của công dân của việt nam đang ở nước ngoài có sự chứng nhận của lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

7. Di chúc của những người là đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành án phạt tù, người đang chịu biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở khám chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách khám chữa bệnh cơ sở đó.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ 7 trường hợp mà người lập di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực di chúc sau khi lập. Độc giả tham khảo nội dung nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư  DHLaw qua Hotline: 0909854850 để được giải đáp một cách cụ thể nhất.