Thủ tục cho tặng tài sản
cho con cái ruột
Trường hợp bố mẹ không
muốn để di chúc cho con cái, sợ xảy ra tranh chấp về sau, bố mẹ thường làm thủ
tục cho tặng tài sản là đất đai hoặc một tài sản khác. Theo luật pháp thì người
có tài sản có quyền sử dụng tài sản đó cho tặng theo nguyện vong của mình,
nhưng người nhận tài sản phải đảm bảo pháp luật quy định, ví dụ con cái đủ 18
tuổi mới được đứng tên sổ đỏ.
Để mọi người dể nhìn nhận
vấn đề thủ tục cho tặng đất đai cho con cái, DHLaw sẽ trích đoạn trả lời một
câu hỏi từ khách hàng bên dưới:
Bài viết cùng chủ đề:
Luật thừa kế tài sản trong gia đình
Luật thừa kế đất đai 2019
Câu hỏi từ khách hàng gửi
đến:
Xin chào Luật sư, Bố mẹ mình đã Ly Thân, bố đã
lấy vợ bé và ra ở riêng, mẹ mình và mình hiện đang sống tại căn nhà của ba mẹ. Hiện
nay, mẹ mình muốn chuyển tài sản sở hữu tài sản là căn nhà mình và mẹ đang ở
cho mình. Xin hỏi luật sư mình có thể chuyển quyền sở hữu được không?, và làm thế
nào để chuyển? Rất mong luật sư tư vấn giúp.
Trả lời: Thắc mắc của bạn
Công Ty Luật DHLaw tư vấn như sau:
Trong trường hợp của bạn,
theo chúng tôi, đầu tiên bố mẹ bạn nên thỏa thuận với nhau về việc chuyển quyền
sở hữu căn nhà cho các con. Khi bố mẹ bạn đồng ý, hai bên sẽ lập di chúc tặng
cho nhà ở theo quy định Điều 457 Bộ luật dân sự 2015, như sau:
Hợp đồng tặng cho tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên cùng sở hữu tài sản chung, theo đó bên tặng cho
giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu
cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Theo quy định tại Khoản
1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 thì:
“1. Trường hợp mua bán,
tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.”
Khoản 2 Điều 459 Bộ luật
dân sự 2015 cũng quy định: “2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ
thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng
tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Nhà ở là bất động sản
phải đăng kí quyền sở hữu, nên trường hợp này, hợp đồng tặng cho nhà ở muốn có
hiệu lực pháp luật thì phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực
và phải tiến hành đăng kí tại văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất.
Nếu bạn chưa đủ tuổi
thành niên( 18 tuổi), thì cha mẹ bạn phải lập thêm 1 thỏa thuận giao căn nhà
cho mẹ bạn bạn quản lý( người bảo hộ). Theo quy định không cần công chứng, chứng
thực, nhưng bạn nên công chứng thì sẽ tốt hơn nếu sau này có xảy ra tranh chấp.
Nếu cả hai chị em bạn vẫn
chưa thành niên thì cha mẹ phải lập thêm 1 thỏa thuận về việc giao cho căn nhà
cho mẹ bạn quản lý. Thỏa thuận này được lập thành văn bản, không cần công chứng,
chứng thực nhưng sẽ tốt hơn nếu có công chứng, chứng thực:
Một số lưu ý: Hợp đồng
tặng cho có hai loại, hợp đồng tặng cho có điều kiện và không điều kiện theo
quy định tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015. Loại hợp đồng có điều kiện, bên tặng
cho có thể yêu cầu bên nhận thực hiện hoặc nhiều nghĩa vụ, điều kiện không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bạn nên lập hợp đồng tặng
cho không có điều kiện, nếu có điều kiện thì bố bạn vẫn có quyền đòi lại phần sở
hữu của mình trong căn nhà, nếu chứng minh được các con không hoàn thành nghĩ vụ
theo hợp đồng.
Như vậy, Căn nhà hiện
đang thuộc tài sản chung của của bố mẹ bạn, muốn chuyển quyền ở hữu cho bạn phải
được sự chấp thuận của cả hai bên. Bắc buộc bố mẹ bạn phải cùng đồng ý.
0 Nhận xét