Tư vấn thừa kế đất đai khi không có di chúc
>> Xem thêm: Luật thừa kế tài sản có di chúc
Trích dẫn câu hỏi:
Bố tôi mất để lại một mãnh đất cho
ba anh em tôi, mãnh đất này trước đây của ông tôi, và hiện tại ông bà vẫn còn sống
trên mãnh đất đó. Trước khi mất bố tôi có viết di chúc để lại quyền thừa kế
mãnh đất đó cho 3 anh em tôi, nhưng trong quá trình dọn dẹp chuyển nhà di chúc
đã bị thất lạc. Hiện nay, các cô tôi xúi dục ông tôi tranh quyền thừa kế mãnh đất
đó.
Trả lời:
Chào bạn!, Quyền thừa kế sẽ ưu tiên giải quyết trường
hợp có di chúc trước, đối với trường hợp không có di chúc sẽ phân chia thừa kế
theo pháp luật. Trường hợp của bạn đã có di chúc nhưng di chúc bị mất sẽ liệt kê
vào Luật thừa kế không có di chúc.
Luật thừa kế tài sản quy định, tại Điều 676 Người thừa
kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định
theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người
chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người
chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột
của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột,
chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di
sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa
kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản,
bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như lời trích của bạn, thì 3 người con và ông nội bạn
sẽ được hưởng phần di sản của bố bạn để lại, và ông nội bạn cũng không ngoại lệ
sẽ được một suất thừa kế của bố bạn theo đúng pháp luật mà không có bất kỳ chủ
thể nào ngăn cản được. Để miếng đất được nguyên vặn bạn nên đàm phán với Ông
nội tặng cho ba anh em.
0 Nhận xét