1. Làm giả di chúc bị xử lý thế nào?
Về mặt dân sự, theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, người có hành vi giả mạo di chúc nhằm hưởng gia tài sẽ không được quyền hưởng di sản (trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản).Về mặt hình sự khi việc giả mạo di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản đất đai thuộc sở hữu hợp pháp của người khác bằng thủ đoạn gian dối với tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 thì theo Điều 174 Bộ luật hình sự đây là hành vi của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy mức độ vi phạm.
Với thủ đoạn lập di chúc giả mạo gian dối với tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm mới tính chất quan trong, có tổ chức. . . thì bị phạt tù, cải tạo tập trung từ 2 năm trở lên.
2. Thủ tục tố cáo theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Luật tố cáo 2018, việc tố cáo được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:- Nộp đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo.
- Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo.
- Kết luận về nội dung tố cáo.
- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
- Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
+ Công khai kết luận nội dung tố cáo
+ Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Trên đây hướng dẫn thủ tục tố cáo người lập di chúc giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu còn vướng mắc hay cần tư vấn pháp lý thừa kế và di chúc? Bạn vui lòng liên trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài trực tuyến: 0909854850 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
0 Nhận xét