Follow US

header ads

Viết tay thỏa thuận chia di sản thừa kế bằng giấy có giá trị pháp lý không?

viết tay thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Viết tay thỏa thuận chia di sản thừa kế bằng giấy có giá trị pháp lý không? Liên quan đến vấn đề này độc giả gửi yêu cầu tư vấn có nội dung như sau:


Ông bà nội tô để lại căn nhà với mục đích làm nhà thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên hiện nay một người con của ông bà đòi chia phần thừa kế từ căn nhà đó. Chú ấy, nói với mọi người rằng những người còn lại là đưa cho chú ấy một khoản tiền tương ứng với phần chú ấy được hưởng, và sẽ viết giấy tay thỏa thuận chia di sản để mọi người cùng ký nhận. Thưa luật sư, trường hợp chú em đòi thừa kế phần di sản như vậy có đúng không? Mong luật sư giải đáp giúp em. Xin cảm ơn Luật sư!


Trả lời:


Dựa vào những thông tin bạn đọc gửi đến, chúng tôi xin được tư vấn một số nội dung như sau:

1. Quy định thừa kế với trường hợp của gia đình bạn.

Văn bản ký tay tiềm ẩn rủi ro pháp lý lớn nếu sau này có nảy sinh mâu thuẫn.

Do ông bà của bạn mất không để lại di chúc, theo đó, căn cứ Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật.


Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật thì  hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn gồm: 04 người, mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau.


- Về mặt hình thức của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Căn cứ Điều 57, Điều 58 Luật công chứng 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với đối tượng tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền trên đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.


2. Hướng giải quyết


Bước 1:


Họp mặt các đồng thừa kế và làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản (quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015)


Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:


1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:


a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;


b) Cách thức phân chia di sản.


2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản


Ở bước này các đồng thừa kế sẽ thống nhất về phân chia di sản, sau đó các đồng thừa kế sẽ thỏa thuận nhượng lại kỷ phần được hưởng của mình cho bạn. Văn bản này sẽ được tất cả các đồng thừa kế ký tên.


Bước 2. 


Công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận


Để văn bản có giá trị pháp lý cao thì các bạn nên đưa văn bản thỏa thuận phân chia di sản ra văn phòng công chứng để công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn.


Nếu  những đồng thừa kế khác không thể đến văn phòng công chứng thì có thể viết văn bản ủy quyền cho chính người phân chia di sản , văn bản có chữ ký hai .Sau khi đã có văn bản ủy quyền thì người  được ủy quyền sẽ đến văn phòng công chứng nộp các giấy tờ sau:


- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh của những người khi nhận di sản thừa kế.


- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế .


- Bản sơ yếu lý lịch của người được ủy quyền phân chia di sản thừa kế.


- Giấy tờ về di sản thừa kế như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.


- Giấy ủy quyền, giấy từ chối nhận di sản (nếu có).


Bước 3. 


Làm thủ tục sang tên và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở.


Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và đã được công chứng hoặc chứng thực thì người được cử trực tiếp quản lý tài sản mang đến Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành làm thủ tục đăng ký biến động.


Trên đây, Nội dung tư vấn thắc mắc của độc giả về vấn đề viết giấy tay văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Nếu còn vướng mắc, chưa nắm rõ quy định nào vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn thừa kế DHLaw  qua Hotline: 099854850 để được giải đáp cụ thể.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét