Follow US

header ads

Nhờ lưu giữ di chúc được không? Chi phí hết bao nhiêu?

Nhờ lưu giữ di chúc được không? Chi phí hết bao nhiêu?

Di chúc thể hiện ý nguyện của người để lại di sản thừa kế. Nhiều trường hợp người lập di chúc không muốn người thân, người thừa kế biết được nội dung di chúc trước khi mình qua đời và muốn nhờ cơ quan nhà nước lưu giữ di chúc cho mình. Liên quan đến vấn đề này, độc giả có thắc mắc gửi đến công ty Luật DHLaw với nội dung như sau. 

Xin chào quý luật sư. Tôi là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu hiện nay tôi đã ngoài 70 tuổi, bà nhà tôi đã mất cách đây vài năm hiện nay tôi có một số tài sản là đất đai ở một số nơi và căn nhà đang sinh sống (tôi sống một mình, con cái đều ở riêng) tôi có 4 người con đều đã thành thất. Nay tôi muốn lập di chúc để chia phần đất đai cho các con. Vì tôi muốn phân chia tài sản của tôi theo mong muốn của mình mà không muốn các con biết trước khi tôi chết, Vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể lập di chúc và nhờ cơ quan nhà nước giữ bản di chúc này đến khi tôi mất mới công bố được không? Thủ tục và chi phí để làm như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư ! 

Trước hết xin cảm ơn Bác đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho công ty Luật DHLaw, với vấn đề Bác thắc mắc chúng tôi xin được giải đáp như sau: 

Thứ nhất về việc Bác muốn lập di chúc và nhờ lưu giữ hộ di chúc của mình. 

Pháp luật cho phép người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng (nơi Bác lập di chúc) hoặc người khác mà bác tin tưởng để lưu giữ bản di chúc cho mình. 

Cụ thể Điều 641 Quy định về việc lưu giữ di chúc như sau: 

“Điều 641. Gửi giữ di chúc 

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. 

2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng. 

3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây: 

a) Giữ bí mật nội dung di chúc; 

b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; 

c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.” 

Bác hoàn toàn có thể nhờ tổ chức hành nghề công chứng cất giữ di chúc cho mình và đảm bảo rằng di chúc này chỉ được công bố sau khi bác mất. 

Thứ hai về thủ tục và chi phí lưu giữ di chúc. 

* Về thủ tục 

Bác có thể đến cơ quan hành nghề công chứng và cung cấp các giấy tờ cần thiết theo quy định để tiến hành lập di chúc 
Cơ quan công chứng sẽ thực hiện các thủ tục để hoàn thành quá trình lập di chúc cho bác 
Sau khi hoàn thành việc lập di chúc, công chứng viên sẽ niêm phong bản di chúc trước mặt để bác kiểm chứng sau đó sẽ lập giấy biên nhận lưu giữ di chúc cho bác. 

* Về chi phí lưu giữ di chúc 

Thông thường chi phí lưu giữ di chúc được tính như sau: 

Phí nhận lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/trường hợp; 

Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định không vượt quá mức trần thù lao công chứng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016; 

Chi phí khác (nếu có) do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng. 

Như vậy bác nên đến cơ quan công chứng gần nhất và cung cấp các giấy tờ để được hướng thủ tục lập di chúc và yêu cầu lưu giữ di chúc của mình. 

Trên đây là nội dung chia sẻ nhằm trả lời thắc mắc của bác về vấn đề lập và lưu giữ di chúc. Hy vọng qua phần trình bày Luật sư Bác đã nắm được thủ tục cách thức để thực hiện mong muốn lập di chúc của mình. Nếu còn vướng mắc, bác có thể liên hệ trực tiếp với DHLaw qua số tổng đài miễn phí: 0909854850. Xin chúc Bác lập và gửi giữ di chúc thành công. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét