Hỏi: Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình có sáu anh chị em. Sau khi ông nội mất, ông có để lại một căn nhà trên phố rất giá trị nhưng không để lại di chúc hay giấy tờ cho tặng ai cả.
Các anh chị em của mẹ đều biết tài sản này sẽ được chia cho sáu người. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, căn nhà vẫn chưa bán được. Mẹ tôi ngày càng già yếu, không biết còn sống được bao lâu nữa. Trường hợp, nếu mẹ tôi chết trước khi bán nhà thì tôi có quyền được hưởng di sản của bà không?
Luật sư trả lời:
Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân, phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Đồng thời Khoản 1 Điều 611 cũng quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Trong trường hợp này, thời điểm mở thừa kế là thời điểm ông ngoại mất. Do đó, mẹ bạn là người thừa kế theo pháp luật hợp pháp di sản của ông.
Theo quy định tại Điều 614 của Bộ luật Dân sự thì những người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại kể từ ngày bắt đầu chia thừa kế. Do đó, nếu mẹ bạn chết trước khi bán nhà thì bà vẫn có quyền được hưởng một phần tài sản do ông nội bạn để lại, và phần tài sản này sẽ được bổ sung vào khối tài sản của bà (tức là di sản thừa kế của mẹ bạn).
Nếu mẹ bạn mất và di chúc của bà thể hiện bạn có quyền hưởng di sản thì bạn được hưởng di sản đó. Nếu mẹ bạn chỉ định người khác theo ý chí của bà thì bạn sẽ không được hưởng di sản đó. Nếu mẹ bạn chết mà ko lập di chúc thì di sản để lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi và bạn cũng được hưởng Một phần tài sản do mẹ để lại.
Trên đây, là nội dung tư vấn nhằm giải đáp thắc mắc của độc giả về cách thức phân chia di sản thừa kế khi cha mẹ qua đời không lập di chúc. Hy vọng, thông qua nội dung tư vấn độc giả đã hiểu và có được phương hướng giải quyết cho trường hợp mà mình gặp phải. Nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư DHLaw để được giải đáp cụ thể.
0 Nhận xét