Follow US

header ads

Di chúc thừa kế bị vô hiệu trong những trường hợp nào?

 Di chúc là cách người chết thể hiện ý chí của mình về việc phân chia di sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc hợp pháp cần đảm bảo những yêu cầu về nội dung, hình thức. Nhiều trường hợp di chúc bị vô hiệu sau khi mở thừa kế. Vậy những trường hợp nào Di chúc thừa kế bị vô hiệu? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

trường hợp nào di chúc thừa kế bị vô hiệu?

Di chúc bị vô hiệu khi trái quy định pháp luật

Theo đó Di chúc bị vô hiệu khi vi phạm một số quy định sau đây.
- Người lập Di chúc phải minh mẫn, sáng suốt không bị mất hành vi dân sự như bị tâm thần,.. Người có thể tự làm chủ hành vi của mình và phải từ 18 tuổi trở lên.
- Người dưới 15 tuổi không được lập Di chúc, từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ thì mới đảm bảo tính hợp pháp.
- Người lập Di chúc hoàn toàn tự nguyện, không được đe dọa hay lừa dối, bắt buộc lập Di chúc.
Ngoài ra, nội dung và hình thức của Di chúc phải đảm bảo hợp pháp theo quy định thì mới được công nhận là Di chúc hợp lệ. Di sản cho người thừa kế không được dùng vào việc trái pháp luật.

Di chúc bị vô hiệu nếu nội dung không áp dụng được vào thực tế

Di chúc sẽ bị vô hiệu nếu nội dung Di chúc không áp dụng được khi xảy ra các trường hợp sau:
- Khi người nhận di sản bị chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc.
- Di chúc cho các cơ quan hoặc tổ chức nhận di sản thừa kế, nhưng đã không còn tồn tại đến thời điểm mở Di chúc. Tuy nhiên những cá nhân hoặc tổ chức khác nếu có trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế bình thường.
- Di sản cho người thừa kế theo nội dung Di chúc không còn, thì Di chúc bị vô hiệu khi mở thừa kế. Trường hợp di sản còn một phần thì Di chúc sẽ vẫn còn hiệu lực với phần di sản còn lại.
- Khi Di chúc có nhiều bản khác nhau thì các bản trước sẽ bị vô hiệu, pháp luật sẽ dựa vào bản di chúc cuối cùng để làm căn cứ phân chia di sản.
- Đối với phần tài sản phạm pháp thì không được thừa kế. Phần di sản vi phạm pháp luật không ảnh hưởng đến các phần tài sản khác, thì bản Di chúc vẫn có hiệu lực đối với các tài sản đó.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về những trường hợp di chúc thừa kế bị vô hiệu. Hy vọng, thông qua các quy định nêu trên, độc giả đã nắm được Di chúc bị pháp luật vô hiệu khi nào. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến quy định lập Di chúc nói riêng và thừa kế nói chung, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn thừa kế của DHLaw qua hotline: 0909854850 để được hỗ trợ giải đáp một cách cụ thể nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét