Cũng như việc thừa kế tài sản, việc thừa kế đất đai sẽ được chia theo di chúc còn nếu không có di chúc thì được chia thừa kế đất đai theo luật pháp. Và được chia theo hàng thừa kế, hàng ưu tiên nhất là hàng 1, nếu những người ở hàng trước không đủ điều kiện hoặc không thể nhận thừa kế thì phần di chúc sẽ được nhường cho hàng thừa kế sau.

Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Quyền sử dụng đất còn thời hạn sử dụng
  • Người đó thuộc hàng thừa kế được nhận
  • Có giấy tờ chức xác minh quan hệ với người để lại di sản
  • Không bị truất quyền thừa kế

Việc thừa kế không di chúc sẽ được chia theo luật pháp một cách công bằng, những cá nhân cùng hàng thừa kế sẽ được chia phần bằng nhau. Những người có bổn phận thực hiện theo quyền và nghĩa vụ thừa kế.


Sau khi được thừa kế đất đai sẽ tiến hành sang tên quyền sử dụng đất.
Để có toàn quyền sử dụng đất, thì phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

- Cơ quan có thẩm quyền: tổ chức công chứng ở địa phương nơi có đất (văn phòng công chứng, phòng công chứng thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện)

Các hồ sơ yêu cầu công chứng:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • CMT/Hộ chiếu của người được thừa kế
  • Sổ hộ khẩu....

Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng (nếu có).
  • Văn bản khai nhận di sản có công chứng
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ khác: CMT, sổ hộ khẩu

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Trên đây là những thủ tục để bạn có thể thực hiện quyền thừa kế đất không có di chúc để lại và những giấy tờ để giúp bạn sang tên thừa kế đất đai một cách hợp pháp và nhanh chóng.