Tư vấn thừa kế tài sản khi Cha Mẹ mất

Trường hợp thừa kế tài sản khi bố mẹ mất, chúng tôi sẽ quy ra làm hai trường hợp để mọi người dể phân biệt. Dưới đây sẽ khái quát qua nội dung của từng trường hợp, tùy vào trường hợp thừa kế của mỗi người chúng ta sẽ có những câu hỏi chuyên sâu hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về tư vấn thừa kế tài sản khi cha mẹ mất, có thể liên hệ Hotline: 0909 854 850 từ tổng đài chăm sóc khách hàng công ty Luật DHLaw Bình Thạnh.

Thứ nhất tư vấn thừa kế tài sản khi cha mẹ mất để lại di sản:
Nếu không có tranh chấp gì về di chúc Cha Mẹ để lại, theo quy định luật thừa kế tài sản, người có tên trong di chúc phải làm thủ tục khai nhận di sản. Khi bố mẹ mất để lại di sản nhưng có tranh chấp thừa kế sảy ra thì, thời gian tranh chấp di sản đối với bất động sản là 10 năm, những di sản khác 30 năm.
Thứ 2 tư vấn thừa kế tài sản khi cha mẹ mất không để lại di chúc:
Theo Luật thừa kế tài sản không di chúc, nếu có tranh chấp tài sản xảy ra, sẽ giải quyết tranh chấp theo luật thừa kế theo pháp luật, nội dung thừa kế theo pháp luật như sau:
Cơ sở pháp lý: Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: 
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. 
Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. 
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.