“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”  Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định những trường hợp không được quyền hưởng thừa kế di sản. Cụ thể về nội dung quy định ra sao? Mời độc giả tham khảo bài viết sau đây.
Trường hợp nào không được quyền hưởng thừa kế di sản.

Quy định chung về những người không được quyền hưởng thừa kế theo 

Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
* Trường hợp những người quy định tại mục 1 của điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di chúc đã biết được hành vị của những người này nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc

Những người không được thừa kế khi không có di chúc

Khi người chết không lập di chúc thừa kế thì những người sau đây không được quyền hưởng thừa kế di sản.
- Người đã bị kết án về hành vi cố ý xâm hại đến tính mạng, sức khỏe hoặc hành vị ngược đãi nghiêm trọng, xâm hại người để lại di sản, xâm hại nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Trong trường hợp này căn cứ và điều kiện để xác định  là phải có một bản án có hiệu lực về hành vi xâm hại của pháp luật. 
Nếu có những hành vi đề cập như trên nhưng không bị kết án thì không bị ràng buộc bởi quy định này.
Trường hợp người đã bị kết án về những hành vi này, cho dù đã được xóa án thì vẫn không được hưởng di sản thừa kế của người chết.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. 
Cụ thể, những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo quy định của luật hôn nhân gia đình mà không thực hiện việc nuôi dưỡng, làm cho người cần được nuôi dưỡng rơi vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không được quyền hưởng thừa kế di sản của người đó.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm hại tính mạng của người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng.
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc,hủy di chúc, che dấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý nguyện của người để lại di sản. Hành vi cản trở người lập di chúc là hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền định đoạt tài sản khi lập di chúc của người sở hữu tài sản. Do đó, người có hành vi cản trở như vậy sẽ bị tước quyền hưởng thừa kế của người để lại di sản.
- Trường hợp người thừa kế có những hành vi lừa dối người lập di chúc hoặc giả mạo, sửa đổi nội dung di chúc,. . . nhưng không nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý nguyện người lập di chúc thì chỉ bị áp dụng các chế tài thông thường theo luật Dân sự như bồi thường thiệt hại mà không bị tước quyền hưởng thừa kế trong trường hợp này.
Trường hợp này, tức là người để lại di sản đã biết hành vi của những người trên nhưng vẫn cho họ hưởng thừa kế thì những người đó vẫn được quyền hưởng tài sản thừa kế. 
Trên đây là nội dung quy định những trường hợp không được quyền hưởng thừa kế di sản theo Bộ luật Dân sự hiện hành. 

Độc giả tham khảo bài viết, nếu còn thắc mắc liên quan đến quy định hưởng thừa kế, vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn luật thừa kế của DHLaw trực tiếp qua Hotline: 0909854850 để được tư vấn một cách cụ thể nhất.