Follow US

header ads

Thừa kế thế vị áp dụng khi nào?

2 trường hợp thừa kế thế vị

Theo quy định của pháp luật dân sự, mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi người chết không để lại di chúc, thì di sản của người đó được chia theo pháp luật.

Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết bao gồm: Cha, mẹ, vợ, chồng và các con của họ sẽ được ưu tiên hưởng di sản trước tiên. Khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai theo Khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Thì cháu, chắt (nội, ngoại) ở hàng thừa kế thứ 2, 3 mới được quyền hưởng di sản thừa kế. 


Tuy nhiên, cháu, chắt vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế ngang hàng với bố, mẹ, vợ, chồng hoặc những người con còn lại của người chết với vai trò là người thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 619, 652 Bộ luật dân sự 2015.

Cụ thể, những trường hợp nào sẽ áp dụng thừa kế thế vị đối với di sản của người chết, nội dưới đây sẽ làm rõ các quy định này.


Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp như sau


Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản) đối với việc hưởng tài sản thừa kế mà của người chết để lại. Vì vậy, thừa kế thế vị sẽ áp dụng trong hai trường hợp là:


1/ Cháu thừa kế thế vị từ bố, mẹ đối với di sản của ông bà


Đây là hình thức thừa kế thế vị phổ biến nhất. Trường hợp này sẽ được áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Như vậy. Khi bố, hoặc mẹ không may chết cùng lúc với ông hoặc bà (người để lại di sản thừa kế) mà không có di chúc thì con sẽ được quyền thay cha mình hưởng phần di sản thừa kế từ ông, bà (nội ngoại).


2/ Chắt thừa kế thế vị từ bố, mẹ đối với di sản của các cụ 


Khi bố, mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (các cụ) và nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.


Theo đó, chắt sẽ hưởng thừa kế thế vị di sản của các cụ nếu cả ông, bà và bố, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (các cụ).


Như vậy thừa kế thế vị được áp dụng đối với hai trường hợp là cháu thừa kế thế vị di sản của ông bà hoặc chắt thừa kế thế vị di sản của các cụ.


Trên đây là nội dung nhằm làm rõ các trường hợp thừa kế thế vị di sản của người chết. Độc giả tham khảo các quy định, nếu còn vướng mắc vấn đề gì vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư để được tư vấn cụ thể hơn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét