Follow US

header ads

7 Trường hợp di chúc bị vô hiệu hoàn toàn

Trường hợp di chúc bị vô hiệu

Di chúc vô hiệu là di chúc không thỏa mãn các điều kiện được xem là di chúc hợp pháp. Nguyên nhân di chúc bị vô hiệu do người lập di chúc thiếu minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc nội dung của di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về các trường hợp khiến di chúc bị vô hiệu hoàn toàn.

1. Người lập di chúc không có năng lực chủ thể để lập di chúc

- Người lập di chúc phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Một chủ thể được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định (Từ 18 tuổi trở lên) không bị các bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Như vậy nếu chủ thể lập di chúc mà không có năng lực hành vi dân sự thì di chúc sẽ vô hiệu.


- Người lập di chúc mà dưới 15 tuổi lập di chúc; người lập di chúc là người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi lập di chúc nhưng không được sự đồng ý của bố, mẹ, người giám hộ sẽ dẫn đến di chúc vô hiệu.

Xem thêm: Ai được quyền lập di chúc

2. Người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt, bị lừa dối, đe dọa

- Khi lập di chúc người lập di chúc phải trong trạng thái minh mẫn và sáng suốt hoàn toàn làm chủ được ý thức và suy nghĩ của mình. Đồng thời không bị bất kì ai lừa dối, đe dọa, tác động làm ảnh hưởng đến nguyện vọng và ý chí của bản thân.

3. Hình thức của di chúc không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật

- Pháp luật dân sự có quy định về hình thức bắt buộc đối với từng chủ thể lập di chúc nhất định. Nếu không tuân thủ điều kiện có hiệu lực về hình thức thì di chúc sẽ vô hiệu như sau:


* Di chúc của người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được lập thành văn bản


* Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ không có người làm chứng hoặc không lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực


* Di chúc định đoạt di sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không được công chứng, chứng thực


Tham khảo cụ thể quy định về di chúc hợp pháp tại đây

4. Nội dung của di chúc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội

- Nội dung di chúc không được trái với điều cấm của pháp luật (ví dụ: chỉ định tổ chức phản động hưởng di sản thừa kế hoặc di sản để lại cho những người thừa kế quyền sử dụng vào mục đích trái pháp luật

5. Di chúc bị vô hiệu khi không còn tồn tại người thừa kế theo nội dung di chúc

-  Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;


-  Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

6. Di sản để lại cho người thừa kế không còn ở thời điểm mở thừa kế

- Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

7. Người để lại di sản đã lập một bản di chúc khác thay thế

- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.


Trên đây là 7 trường hợp phổ biến dẫn đến việc di chúc bị vô hiệu. Người để lại di sản cần lưu ý để tránh gặp phải những trường hợp đã đề cập khi lập di chúc thừa kế.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét